Bối cảnh Vỡ_đập_Patel

Đập Patel là một trong bảy con đập thuộc vùng Mansukul Patel trên khu đất tư nhân của trang trại trồng hoa hồng và kinh doanh Solai Roses, có diện tích 3,500 mẫu Anh (1,416 ha).[3] Công ty này trồng tại đây số lượng lớn hoa nhằm mục đích vận chuyển đến ĐứcHà Lan. Trang trại này vốn có trách nhiệm chính trong công tác bảo trì con đập.[1] Vào ngày 11 tháng 5 năm 2018, Cơ quan Quản lý Tài nguyên Nước của Kenya kết luận rằng không có đập nào được cấp phép hợp pháp và do đó là bất hợp pháp.[4]

Việc mưa với lưu lượng lớn, kể từ tháng 3 đã gây ra lũ lụt lớn ở một số quốc gia châu Phi như Kenya, Ethiopia, UgandaSomalia và gây ảnh hưởng đến gần một triệu người tại các quốc gia này.[1] Chỉ tính riêng tại Kenya, gần 170 người đã thiệt mạng trong trận lũ khi đập nước bị phá vỡ.[5] Người quản lý nông trại cho biết đã có nhiều cơn mưa dữ dội trong hai ngày trước khi xảy ra sự cố, và hậu quả của những cơn mưa này là xuất hiện dòng nước lũ cuốn theo những tảng đá và rễ, vốn góp phần khiến thành đập bị vỡ.[1]

Koigi Wamwere, một nhà cựu lập pháp ở khu vực này đã lên tiếng phàn nàn về vấn đề rò rỉ và vài vết nứt tại đập Patel chỉ một vài ngày trước khi con đập bị vỡ.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vỡ_đập_Patel http://www.bbc.com/news/world-africa-44065340 http://www.bbc.com/news/world-africa-44082423 https://abcnews.go.com/International/wireStory/off... https://www.nytimes.com/2018/05/10/world/africa/ke... https://www.reuters.com/article/us-kenya-floods/ke... https://www.washingtonpost.com/news/worldviews/wp/... https://www.standardmedia.co.ke/article/2001279940... https://www.the-star.co.ke/news/2018/05/10/nakuru-... https://tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?para... https://tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?para...